todo

TẠI SAO CÀ PHÊ ĐƯỢC TRỒNG NHIỀU Ở TÂY NGUYÊN?

December 22, 2023 | huy

Cây cà phê có điều kiện sinh trưởng khá khác biệt và không phải nơi nào cũng có thể trồng được. Ở Việt Nam, một trong những vùng được yêu ái về thổ dưỡng để phù hợp trồng tốt cây cà phê là khu vực Tây Nguyên. Vậy tại sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên ? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây !

Nằm ở phía Nam tổ quốc, qua đèo Hải Vân là vùng đất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển. Khí hậu này đặc biệt phù hợp với cây cà phê vối hay cà phê Robusta đậm đà vị đắng đặc trưng.

Nơi đây cũng chính là thủ phủ của cây cà phê với hơn nửa triệu hecta cà phê Robusta tại đây. Và không chỉ có cà phê Robusta, cây cà phê chè hay cà phê Arabica cũng có những điều kiện sinh trưởng khá phù hợp với miền đất phía Nam – Tây Nguyên này.

Điểm đặc biệt và quan trọng nhất đối với cây cà phê Arabica đó là độ cao. Cà phê Arabica phải được trồng ở độ cao trên 1000 – 1600m trên mực nước biển và các vùng cao nguyên tại Lâm Đồng hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện đó.

TẠI SAO CÂY CÀ PHÊ RẤT PHÁT TRIỂN TẠI TÂY NGUYÊN ?

Tỉnh Lâm Đồng là tỉnh thành có diện tích trồng cà phê rất lớn trên cả nước. Với những cao nguyên như Di Linh, Bảo Lộc, Đà Lạt, độ cao từ 800 – 1600m rất phù hợp với điều kiện phát triển của cà phê. Đối với cây cà phê Arabica , việc đáp ứng độ cao phù hợp là rất quan trọng.

Không chỉ có độ cao, khí hậu cũng là một điểm vô cùng quan trọng, cây cà phê Arabica ưa sống ở vùng có khí hậu mát và ổn định với độ cao như các cao nguyên tại Lâm Đồng. Loại cây này cho giá trị kinh tế cao vì là loại cà phê hảo hạng và rất được yêu thích.

Một lý do quan trọng khiến cho Tây Nguyên – Lâm Đồng trở thành vùng trồng cà phê trọng điểm của nước ta đó chính là vĩ độ. Đây là miền đất với vĩ độ gần tương tự như Costa Rica – đất nước sản xuất cà phê Arabica nổi tiếng vùng Trung Mỹ. Vị trí địa lý của miền đất cao nguyên này có nhiều điểm tương tự với đất nước trồng cà phê nổi tiếng và vô cùng phù hợp với cây cà phê chè Arabica thượng hạng.

Còn đối với cây cà phê Robusta, Tây Nguyên cũng như một miền đất hứa đối với loại cây này. Không chỉ có điều kiện thổ nhưỡng rất thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm và đặc biệt là cà phê, Tây Nguyên còn có lợi thế về đất đỏ bazan mang nhiều dưỡng chất giúp cho cây cà phê phát triển rất tốt trên miền đất này. Robusta thích hợp với độ cao dưới 800m so với mực nước biển. Chính vì thế Robusta không cần phải trồng ở những nơi cao như Arabica. Tây Nguyên cũng là một trong số những vùng trồng Robusta lớn nhất cả nước.

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN CHIẾM BAO NHIÊU PHẦN TRĂM DIỆN TÍCH CỦA CẢ NƯỚC?

Lâm Đồng là tỉnh trồng cà phê nhiều thứ 2 trên cả nước và chỉ đứng sau Đắk Lắk. Vào năm 2014 diện tích trồng cà phê ở đây đã đạt 152.450 ha, trong số đó có 17.120 ha là cà phê Arabica. Ở Tây Nguyên, cà phê Arabica được trồng ít hơn Robusta do điều kiện độ cao phù hợp với Arabica chỉ có ở một số cao nguyên như Di Linh, Đà Lạt, Đức Trọng cho nên diện tích ít hơn hẳn so với Robusta.

Nói về các vùng cà phê Tây Nguyên

Dải đất Tây Nguyên hay còn được gọi là Cao nguyên trung phần. Tây Nguyên rất may mắn được tạo hóa ban cho lợi thế đất đỏ bazan trù phú, đất có tính chất cơ lý tốt, cùng với đó là khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước rất tốt, đất khá xốp và thích hợp để trồng cà phê. Độ cao ở đây cũng rất phù hợp cho cây cà phê phát triển và sinh trưởng tốt.

Hiện tại, Lâm Đồng đã sở hữu thương hiệu độc quyền về Arabica tại Lang Biang và thương hiệu cà phê Arabica Cầu Đất. Không chỉ vậy, Arabica còn được thúc đẩy và tăng diện tích tại các vùng lân cận như Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông và Đơn Dương. Theo dự kiến cho đến nắm 2020, Lâm Đồng sẽ làm tăng gấp đôi diện tích trồng cà phê tại tỉnh so với hiện nay.

Cao Nguyên Đà Lạt là một trong những vùng trồng cà phê chè trọng điểm. Với độ cao 1500m và khí hậu quanh năm ôn đới mát mẻ, Đà Lạt có lợi thế địa hình và khí hậu rất phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cà phê chè Arabica. Khí hậu ở đây theo nhịp điệu chỉ có 2 mùa mưa và khô, cây cà phê Arabica trồng ở Đà Lạt cho năng suất và chất lượng rất tốt, đem lại giá trị kinh tế cao.

Cao nguyên Di Linh cũng là một trong những vùng trồng cà phê chủ yếu ở Tây Nguyên. Nằm ở trung tâm các huyện Bảo Lộc, Di Linh, Đức Trọng, cao nguyên Di Linh có diện tích khoảng 200km2 và trải dài theo hướng Đông bắc – Tây nam.

Địa hình nơi đây trải dài độ cao từ 850m đến 1200m. Đất nơi đây cũng là đất đỏ bazan, khí hậu nhiệt đới ẩm rõ rệt và chịu ảnh hưởng sớm của các khối không khí xích đạo nóng ẩm nhưng nhiệt bị giảm nhiều do độ cao địa hình lớn. Ở Di Linh cũng không có tháng nóng, lượng mưa ở đây phân bố không đều. Tuy nhiên điều kiện địa hình và khí hậu nơi đây vẫn được đánh giá là khá phù hợp với cây cà phê.

Trên đây là những lý do, đặc điểm về địa hình cũng như thổ nhưỡng và khí hậu giúp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt ở Tây Nguyên, giải thích tại sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cũng khiến cho cà phê phát triển tốt về cả chất lượng và số lượng ở Tây Nguyên.