todo

COLOMBIA

Hoạt động sản xuất cà phê được ghi nhận đầu tiên vào những năm đầu của thế kỷ 19. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này bắt đầu phát triển rộng rãi từ năm 1927 với sự ra đời của Liên đoàn Cà phê Columbia (FNC). Từ đó trở đi, Colombia thường xuất hiện trong danh sách các quốc gia có sản lượng cà phê lớn nhất thế giới.

Hoạt động canh tác cà phê tại Colombia

Trung bình mỗi năm, Colombia có thể sản xuất khoảng 11-14 triệu bao cà phê (60 kg/bao) và xuất khẩu khoảng 10 triệu bao. Đất nước Mỹ La tinh này luôn nằm trong top 5 quốc gia có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn nhất trên thế giới. Theo báo cáo của nước này, sản lượng cà phê sáu tháng đầu năm 2020 đạt mức 6.140 nghìn bao với 5.750 nghìn bao được xuất khẩu. Hiện nay, 855.000 ha diện tích đất được sử dụng vào loại cây trồng chủ lực này, trong đó, quy mô của mỗi trang trại cà phê có thể lên tới 5 Ha. Các giống cây trồng phổ biến tại quốc gia Mỹ La tinh này là Bourbon, Typica, Catimor, Caturra, Castillo và một loại mang đặc trưng của quốc gia này – Colombia. Colombia có nhiều vùng canh tác cà phê, nổi bật nhất là Tolima, Cundinamarca và Trung tâm Cordillera. Ba địa phương này tạo ra tam giác và phê Colombia chuyên cung cấp nguyên liệu cao cấp cho những khách hàng sành ăn.

Quá trình chế biến cà phê tại Colombia

Người dân tại Colombia thường sử dụng phương pháp sơ chế ướt (hay còn gọi là Beneficio) để giữ được mùi thơm nồng nàn với vị mạnh mẽ tự nhiên của cà phê. Đây là một trong những hình thức chế biến truyền thống đã đi sâu vào ngành trồng cà phê nới đây. Nhìn chung thì thương pháp này cũng không có nhiều khác biệt so với ở các quốc gia khác, các hạt cà phê được thu hoạch vào thời gian đầu ngày và được chà xát ngay sau đó rồi lên men từ 12-18 h trong bể nước. Khi quá trình lên men kết thúc, cà phê được đem ra cào rữa chất nhầy, sau đó phơi khô.

FNC – Liên đoàn cà phê Colombia

Sau khi ngành sản xuất cà phê trở nên phổ biến vào đầu thế kỳ 20, tới năm 1927, Liên đoàn cà phê Colombia được thành lập bởi những người trồng cà phê nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất này. Ngoài ra, tổ chức phi lợi nhuận này còn tạo ra các chương trình và hành động vì lợi ích của nông dân canh tác cà phê tại quốc gia Mỹ la tinh này. Tại thời điểm đó, FNC được coi là tổ chức phi lợi nhuận lớn nhất thế giới với ít nhất 500.000 nông hộ tham gia. Vai trò lớn nhất của FNC là gây dựng thương hiệu cà phê Colombia, phát triển thị trường và bình ổn giá của loại cà phê này. Để tạo ra thương hiệu cà phê Colombia, FNC đã tạo ra hiệu ứng Valdez thông qua một quảng cáo vào năm 1983 và trở thành tiên phong trong tiếp thị cà phê trên thị trường thế giới.

Trong suốt nhiều năm qua, Colombia luôn là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2, chỉ đứng sau Brazil – quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới. Nhưng tới năm 2000, Việt Nam đã tăng trưởng và vượt qua Colombia cho đến năm 2008, bệnh rỉ sắt diện rộng trên cây cà phê đã khiến họ sụt giảm vị thế đáng kể. Hiện nay, với sản lượng khoảng 10 triệu bao mỗi năm, Colombia đang nằm trong top 5 sản lượng cà phê và có khoảng 20% sản lượng tiêu thụ là do thói quen hằng ngày của người dân tại chính quốc gia này.