todo

COSTA RICA

Cà phê Costa Rica được canh tác từ cuối những năm 1700, đây là quốc gia Trung Mỹ đầu tiên có ngành cà phê phát triển toàn diện về mọi mặt. Đến thập niên 1820, cà phê là mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp chính có ý nghĩa kinh tế lớn đối với người dân. Sản lượng cà phê của Costa Rica đã tăng lên rất nhiều khi con đường xe lửa đến Puntarenas hoàn thành vào năm 1846, cho phép nông dân dễ dàng mang cà phê từ trang trại của họ đến cảng Oxcarts – Trước đó, cà phê được đưa đến cảng bằng xe ngựa theo một con đường mòn xuyên qua núi.

Cơ sở hạ tầng cà phê của Costa Rica từ lâu đã mang lại lợi thế cho nước này khi tìm được giá tốt hơn trên thị trường quốc tế. Quy trình chế biến ướt đã được ứng dụng từ năm 1830, và đến năm 1905, cả nước đã có hai trăm nhà máy chế biến ướt. Ngành công nghiệp cà phê tiếp tục phát triển cho đến khi nó bắt đầu đạt đến giới hạn địa lý. Dân số vẫn đang lan rộng từ thủ đô San José đến phần còn lại của đất nước, và nông dân phải tìm kiếm vùng đất mới để trồng trọt.

Tuy nhiên, không phải tất cả đất đai của Costa Rica đều thích hợp để trồng cà phê, đây vẫn là một trở ngại cho sự tăng trưởng của ngành cà phê nước này.

Tổng quan về cà phê Costa Rica

Khi nói đến cà phê Costa Rica ta nên nhắc đến chất lượng thay vì sản lượng. Đứng ở vị trí thứ 14 trên thế giới Costa Rica đóng góp chỉ khoảng 1.1% sản lượng cà phê toàn cầu, các thống kê sau đây được thực hiện bởi CafeImports vào năm 2017.

Quy mô sản xuất:

Dân số tham gia vào ngành cà phê: Xấp xỉ 47.137 hộ gia đình (2017)

Quy mô trang trại trung bình: Gần 70% cà phê đến từ các hộ canh tác nhỏ.

Sản lượng xuất khẩu hàng năm: 1,2 đến 1,5 triệu bao (60 kg).

Hoạt động canh tác cà phê Costa Rica

Các khu vực đang canh tác cà phê: Vùng thung lũng trung tâm & thung lũng phía Tây, Guanacaste, Tres Ríos, Turrialba, Orosi, Brunca, Tarrazú,..

Giống cà phê phổ biến: Caturra, Catuai, Bourbon, Villa Sarchi, Villa lobos, SL28, Gesha

Phương pháp chế biến: Chế biến ướt, chế biến khô và cả chế biến mật ong.

Cách phân loại cà phê: Theo độ cao canh tác, giảm dần từ SHB (Strictly Hard Bean); GHB (Good Hard Bean); HB (Hard Bean); MHB (Medium Hard Bean).

Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất cà phê Costa Rica ngày càng quan tâm đến việc lựa chọn giống, như một cách khác để cạnh tranh với thị trường. Trong đó SL28 và Geisha đang trở nên phổ biến hơn cùng với các giống địa phương như Villa Sarchi (một đột biến Bourbon lùn được tìm thấy gần thị trấn Sarchi – Costa Rica) và Venesia (một đột biến Caturra).

Hiệp hội cà phê quốc gia – ICAFE

Ngay từ khi bắt đầu, việc sản xuất cà phê đã được khuyến khích mạnh mẽ ở Costa Rica. Năm 1933, chính phủ, dưới áp lực của cộng đồng trồng cà phê, đã thành lập “Viện bảo vệ Cà phê” (Institute for the Defence of Coffee)- một cái tên khá khoa trương. Mục đích của viện là găn chặn những người trồng cà phê nhỏ bị lợi dụng bởi những người thu mua với giá rẻ, chế biến và bán lại với lợi nhuận lớn.

Năm 1948, Tổ chức này đã trở thành Viện Cà phê Costa Rica (ICAFE), vẫn tồn tại cho đến ngày nay. ICAFE có sự tham gia rộng rãi trong ngành cà phê, điều hành các trang trại nghiên cứu thử nghiệm và quảng bá chất lượng cà phê Costa Rica trên toàn thế giới. Nó được tài trợ bởi khoản thuế 1,5% đối với tất cả cà phê xuất khẩu từ Costa Rica.

Vai trò chính của ICAFE là nghiên cứu phát triển giống cà phê Arabica, hỗ trợ nông dân trồng trong trọt, chống lại sâu bệnh trên cà phê, phân tích đất, nước. Ngoài ra vai trò quan trọng của hiệp hội là đảm bảo cho nông dân được hưởng 80% giá FOB (Free On Board).

Sản xuất cà phê ở Costa Rica

Một trong những chi tiết sản xuất khác biệt của Costa Rica là cà phê ở đây được đo bằng thể tích chứ không phải trọng lượng. Mỗi nhà máy có một khu vực tiếp nhận riêng, cà phê được mang đến và đong vào các hộp kim loại được gọi là “cajuelas” – hay thùng chứa. Cứ hai mươi cajuelas tương đương với một fanega – đơn vị đo lường 100 pound (khoảng 45.3kg).

Chế biến mật ong – Đặc thù của cà phê Costa Rica

Micromills cũng đi đầu trong những đổi mới kỹ thuật chế biến và đưa cà phê Costa Rica trở thành tâm điểm trong thập kỷ qua: Chế biến mật ong – là một kiểu kết hợp giữa quy trình chế biến ướt và chế biến khô tự nhiên có nguồn gốc từ Brazil. Tuy nhiên, vì sự phổ biến và thịnh hành của các loại cà phê đặc sản tại Costa Rica (Sau khi cà phê chế biến mật ong từ Costa Rica đoạt giải Cup of Excellence vào năm 2017 và 2018) nên nhiều người nhầm lẫn rằng nó xuất phát ừ quốc gia này.

Tại một số Micromill, quy trình chế biến mật ong (thường có màu vàng, đỏ hoặc đen) đạt được bằng cách loại bỏ một phần nhất định của chất nhầy trước khi cà phê được sấy khô; các nhà máy khác để lại 100% chất nhầy trên tất cả cà phê mật ong của họ, và thay vào đó sửa đổi kỹ thuật sấy khô để tạo ra các kiểu cà phê mật ong khác nhau.

Kỹ thuật chế biến mật ong đang ngày càng phổ biến hơn trên toàn thế giới chứ không riêng gì Costa Rica. Một phần bởi vì sản phẩm có chất lượng cao hơn so với chế biến khô nên giá cao hơn, một mặt là hạn chế lượng nước tiêu thụ so với chế biến