TANZANIA
TANZANIA : Cà phê từ nóc nhà châu Phi
Nằm cạnh Ethiopia và Kenya, mảnh đất Tanzania cũng không hề kém cạnh với một nền văn hoá cà phê vang danh lẫy lừng.
Nằm ở phía Đông của châu Phi, ngay sát với Ethiopia – vùng đất được mệnh danh là cái nôi của thế giới cà phê, có chung con đường biên giới với Kenya vang danh lẫy lừng khiến cho cà phê của Tanzania cũng có một lịch sử không hề kém cạnh.
Phần lớn, các loại cà phê Arabica (đặc biệt là hạt cà phê peaberries) sản sinh từ núi Kilimanjaro và núi Meru của Tanzania trước khi được xuất khẩu, trở thành "Kilimanjaro coffee" đều được lựa chọn một cách công phu, đi qua một quy trình chế biến ướt cẩn thận.
Sản xuất cà phê ở Tanzania
Tanzania nằm trong top 15 các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới với quy mô khái quát được Cafelmports thống kê vào năm 2017 rằng có tới 450.000 chủ hộ nhỏ tham gia và có thu nhập từ ngành cà phê với sản lượng xuất khẩu mỗi năm đạt khoảng 790.000 bao (trọng tải bình quân 1 bao là 60 kg). Nền kinh tế Tanzania chủ yếu là nông nghiệp và cung cấp 24% tổng sản phẩm quốc nội.
Hoạt động canh tác cà phê tại các trang trại có quy mô trung bình từ 0,5-2 hecta chủ yếu trong khu vực Arusha, Kigoma, Kilimanjaro, Mbeya, Ruvuma và Tarime. Các loại cà phê từ Tanzania đều trải qua quy trình chế biến ướt và phân loại, sau đó thì xuất khẩu nhiều nhất tới các nước Nhật Bản (22%), Ý (19%) và Hoa Kỳ (12%).
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp có giá trị cao thứ hai sau thuốc lá ở Tanzania. Nền kinh tế của đất nước này chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Và cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu nông sản chính của Tanzania. Trong 30 năm qua, nó chiếm khoảng 5% tổng giá trị xuất khẩu và tạo ra thu nhập xuất khẩu trung bình 100 triệu USD mỗi năm. Hơn 90% sản lượng của các quốc gia có nguồn gốc từ nông dân nhỏ chứ không phải là bất động sản và cung cấp việc làm cho 400,00 gia đình và ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2,4 triệu công dân (10% dân số).
Các vùng canh tác cà phê nổi bật
Cafe phổ biến được trồng trên vùng đất Tanzania là Arusha, Bourbon, Blue Mountain, Kents,... Tuy nhiên, nổi tiếng nhất là ba loại cà phê Moshi, Arusha và Kilimanjaro đặc biệt trồng trên những ngọn đồi của Kilimanjaro nằm gần biên giới với Kenya - nơi có cao độ trên 1.200 m được xem là độ cao đạt tiêu chuẩn cho sự sinh trưởng chậm tích lũy lượng chất cao đối với các loại cà phê SHG (Strictly high grown)
Các giống truyền thống được sử dụng rộng rãi là Typica , Bourbon (được giới thiệu bởi các nhà truyền giáo ở vùng Kilimanjaro năm 1890) .Các giống Blue Mountain và Kent , cả hai đột biến của Typica. TACRI (Viện nghiên cứu cà phê Tanzania) đã phát triển các giống lai từ cây Bourbon truyền thống cũ để có khả năng kháng bệnh cao hơn.
Với tiêu chí phân loại của Anh, cà phê tại Tanzania được phân loại dựa trên hình dạng, kích cỡ của hạt (tương tự như ở Kenya) với AA là loại cao nhất theo sau là PB ( Peaberries ), AB, C, E, F, AF, TT, UG và TEX.
Hạt cà phê Peaberries
Cà phê Peaberries (hay là Peaberry) là một trong số những loại hạt cà phê được đánh giá rất cao, hiếm có và đắt đỏ nhất Tanzania. Khác với quả cà phê thông thường có hai hạt trong mỗi trái, cà phê Peaberry chỉ chứa một hạt đơn mà ở Việt Nam những quả như thế được gọi là Culi. Có lẽ chỉ vì chứa duy nhất 1 hạt trong mỗi trái nên toàn bộ tinh tuý của hạt dường như đều được dành trọn nơi hạt tròn trịa ấy, làm cho hạt tích luỹ được trọn vẹn các hương vị mạnh mẽ và hương thơm nổi bật, khác hẳn các hạt bình thường.
Chính vì vậy mà người ta không bao giờ rang Peaberries chung với các loại cà phê khác, đảm bảo sự đồng đều trong quá trình rang để giữ được nguyên vẹn giá trị của nó. Điều đó giải thích cho việc vì sao cà phê Peaberries trở nên quý hiếm, đắt đỏ và luôn được đánh gía là cà phê chất lượng cao.
Viện nghiên cứu cà phê Tanzania
Thành lập từ năm 2000, Viện Nghiên cứu Cà phê Tanzania (The Tanzania Coffee Research Institute) như một tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc chính phủ và bắt đầu hoạt động vào những ngày đầu năm 2001. Trước tình hình sản lượng cà phê Tanzania thụt giảm trong những năm 1990, Viện nắm giữ nhiệm vụ làm trẻ hóa ngành công nghiệp cà phê trong nước và giúp tăng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu cà phê, hỗ trợ cho hơn 1.000 nông dân trong ngành công nghiệp với tiến bộ công nghệ và giáo dục nông dân để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Cây cà phê đối với mỗi người dân tại Tanzania dường như mang những giá trị rất lớn trong cuộc sống, không chỉ có ý nghĩa về sự mưu sinh mà còn là sự đồng hành quen thuộc. Từ những hạt cà phê nguyên bản chất lượng cao, chúng mang trong mình một hành trình như là một di sản quốc gia.
- Nguồn :
http://www.coffeebehindthescenes.com/